Søren Kierkegaard
Søren Kierkegaard

Søren Kierkegaard

Søren Kierkegaard (IPA: [ˈsɶːɐn ˈkʰiɐ̯g̊əˌg̊ɒːˀ], phát âm theo tiếng Anh [ˈkɪəkəgɑːd, ˈkɪɚkəgɑɹd]; Listen (trợ giúp·thông tin)) (sinh ngày 5 tháng 5 năm 1813 – mất ngày 11 tháng 11 năm 1855) là triết gia, nhà thần học, nhà thơ, nhà phê bình xã hội, và tác gia người Đan Mạch thế kỷ 19. Kierkegaard thẳng tay phê phán triết học Hegel trong thời đại ông cũng như điều mà ông xem là hình thức rỗng tuếch của giáo hội Đan Mạch. Phần lớn nội dung các tác phẩm của Kierkegaard tập chú vào các vấn đề tôn giáo như bản chất của đức tin, định chế của giáo hội, đạo đức và thần học Cơ Đốc, tình cảm và cảm xúc của mỗi cá nhân khi đối diện với những chọn lựa trong cuộc sống. Kierkegaard chọn lựa phương cách để độc giả tự khám phá thông điệp và ý nghĩa các tác phẩm của ông, bởi vì "đây là một việc khó khăn, nhưng chỉ có sự khó khăn mới có thể truyền cảm hứng cho những tâm hồn cao thượng".[4] Do đó, nhiều người đã tìm cách giải thích Kierkegaard như là người có khuynh hướng hiện sinh, tân chính thống, hậu hiện đại, nhân bản, chủ nghĩa cá nhân..v..v… Vượt quá ranh giới của triết học, thần học, tâm lý học, và văn chương, Kierkegaard được nhìn nhận là một nhân vật quan trọng có nhiều ảnh hưởng trên ý thức hệ đương đại.[5][6][7]

Søren Kierkegaard

Đối tượng chính Cơ Đốc giáo, Siêu hình học, Nhận thức luận, Thẩm mỹ học, Đạo đức học, Tâm lý học, Triết học.
Tư tưởng nổi bật Được xem là cha đẻ của Triết Hiện sinh
Cảm giác tội lỗi
Sự tuyệt vọng hiện sinh
Bước nhảy của Đức tin
Thần học Søren Kierkegaard
Trường phái Truyền thống thời kỳ vàng son Văn hóa Nghệ thuật Đan Mạch; mở đường cho Triết học Lục địa (châu Âu)[1] Triết Hiện sinh, Thuyết vô thần, Triết Hiện sinh Hữu thần, Tâm lý học Hiện sinh, Tân chính thống...
Vùng Triết học phương Tây
Sinh 5 tháng 5 năm 1813
Copenhagen, Đan Mạch
Thời kỳ Triết học thế kỷ 19
Mất 11 tháng 11 năm 1855(1855-11-11) (42 tuổi)
Copenhagen, Đan Mạch

Liên quan